Kinh nghiệm đi làm giấy tờ với cơ quan hành chính nhà nước

1 chị bạn học phổ thông với tôi, là giám đốc 1 công ty nhà nước ở Hà Nội, vừa gọi điện hỏi tôi kinh nghiệm làm giấy tờ hộ tịch. Cụ thể là “phải đi làm giấy khai sinh cho 8 ông bà già – nhiều người đã mất”, liên quan đến việc sở hữu đất đai của gia đình.
Tôi vừa có 2 kinh nghiệm cụ thể về chuyện tương tự. Cách làm là như thế này.
1. Tìm văn bản luật điều khiển hoạt động gốc mà mình cần thực hiện. Tất cả luật đều có trên internet rồi. Nên lấy văn bản luật từ website chính phủ.
2. In ra, đọc thật kỹ phần liên quan đến cv của mình. Kiểm tra kỹ xem mình phải làm gì theo trường hợp nào trong đó.
3. Nếu thấy CÓ CÁCH nào luật cho phép mà phù hợp với mình nhất (ví dụ không cần làm lại CMT như trong trường hợp chị bạn tôi bên trên) thì đánh dấu lại để làm việc với cơ quan hành chính nhà nước thụ lý công việc.
4. Cầm theo văn bản luật đó khi làm việc với cơ quan nhà nước. Nếu họ làm khác hoặc ép mình làm cách khác thì chia sẻ với họ hiểu biết của mình theo luật, đưa văn bản luật ra cho họ cùng xem.
5. Nếu họ vẫn kiên quyết làm theo cách của họ thì yêu cầu họ xác nhận bằng văn bản chuyện đó: Từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do là gì (sai ở đâu, thiếu cái gì, áp dụng điều khoản pháp luật nào…). Việc này đa số LUẬT ĐÃ QUY ĐỊNH PHẢI LÀM NHƯ THẾ.
6. Nếu bạn đọc hiểu luật đúng thì ĐẾN ĐÂY COI NHƯ XONG. Vì họ sẽ phải ngồi xuống để xem kỹ luật, rồi mới dám làm văn bản từ chối bạn. Nếu họ ra văn bản từ chối sai, sẽ có khá nhiều nhân sự liên quan bị RỦI RO LỚN VỀ SỰ NGHIỆP VÀ SINH MỆNH CHÍNH TRỊ, do đó họ rất cẩn thận bước này.
2 trường hợp của tôi đều kết thúc ở đây. Họ phải làm theo luật, tiến hành công việc bình thường. Củ chuối là mình tốn khá nhiều thời gian cho việc giải thích, chia sẻ, in tài liệu, thuyết phục họ đọc, trao đổi “kiểu pháp luật” với họ, và đôi khi cả to tiếng chửi nhau!
Sau 2 lần này thì kinh nghiệm của cá nhân tôi là MANG LUẬT RA NGAY TỪ ĐẦU và TỪ CHỐI PHẢI BẰNG VĂN BẢN. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, không đi lại nhiều lần, không trao đổi mồm hay điện thoại, không nghe cách của họ, không nghe họ giải thích….
Nếu văn bản luật bắt phải làm THÌ PHẢI LÀM THÔI, sửa luật là việc khác, chưa làm ngay được. Nhưng văn bản luật ngày càng tốt hơn rất nhiều, đã bao gồm đủ mọi trường hợp và cách giải quết – KHÁC RẤT XA KIỂU LÀM VIỆC Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH ĐANG LÀM!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s