Kinh nghiệm về làm CV của tôi.

Nhân vừa có bạn nhờ tôi góp ý về CV của bạn ấy, tôi gõ lại đây biết đâu ai đó cần.
Ngoài các kiến thức về việc CV là gì, gồm những thông tin nào…mà bất cứ ai có thể tự google hoặc mua sách xem được, thì tôi thấy có chú ý sau khi làm CV.
1. Thông tin trong CV phải đúng sự thật.
Không nhất thiết phải 100% sự thật, vì sẽ có nguyên tắc khác về việc nhấn mạnh thông tin hoặc làm nổi bật thông tin, nhưng cơ bản thì phải là sự thật. Càng thật càng tốt.
2. Mỗi công việc hay lần tuyển dụng cần 1 CV riêng.
CV cần được làm để gây ấn tượng càng nhiều càng tốt với mỗi nhà tuyển dụng, về việc mình là chính là người mà họ tìm. Mỗi nhà tuyển dụng hay công việc có 1 nhu cầu khác nhau, do đó cần có bản CV phải khác nhau tương ứng.
3. Cung cấp những thông tin nhà tuyển dụng cần, chứ không phải những thông tin bạn có.
Đây là nguyên tắc không dễ thực hiện, nhất là với các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Các bạn trẻ chưa hoặc không có khả năng biết nhà tuyển dụng cần gì để chuẩn bị thông tin đó trong CV. Đây là lúc bạn cần tham khảo những người có kinh nghiệm để làm CV tốt hơn.
4. Nhấn mạnh các thông tin nói lên được trình độ, kỹ năng, bản lĩnh của bạn.
Viết dài hơn, kỹ hơn, làm nổi bật lên các thông tin đó. Thời gian làm việc, kinh nghiệm ở 1 công việc nào đó có thể ngắn, nhưng nếu qua đó nói lên được kỹ năng, bản lĩnh của bạn thì phải nhấn mạnh/rõ vào đó.
5. Tham khảo và hỏi ý kiến, nhờ giúp đỡ của những người có nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc tuyển dụng.
Trước tiên hãy tự làm 1 bản CV của bạn, theo ý bạn. Sau đó đưa cho 1 vài người có kinh nghiệm để xin họ góp ý thêm, sửa đổi. Nên là người càng thân quen càng tốt, vì họ sẽ nhiệt tình giúp bạn hơn. Tuy nhiên khi những người thân quen cũng không biết gì hơn bạn, thì bạn phải bằng cách nào đó tìm ra những người có kinh nghiệm thật sự khác để trợ giúp.
6. Nếu tìm việc lần đầu, không có kinh nghiệm thì có thể mô tả về các hoạt động thời sinh viên, học sinh hoặc các hoạt động cá nhân của bạn. Điều này giúp nhà tuyển dụng hình dung về con người bạn. Họ cũng có thể phán đoán các khả năng tiềm ẩn của bạn qua các thông tin này.
7. Lưu ý về người tham khảo (Reference)
Người tham khảo nên là người có quan hệ tốt với bạn. Bạn cần trao đổi với họ trước về việc bạn đưa họ vào danh sách người tham khảo trong CV và nên được họ đồng ý thì tốt hơn.
Nếu bạn đang làm CV và ứng tuyển cho 1 công việc mới khi vẫn đang làm công việc cũ thì hãy thận trọng với mục này. Nếu bạn không/chưa muốn tiết lộ với nơi bạn đang làm việc thì bạn có thể để trong CV là “Sẽ cung cấp khi nhà tuyển dụng cần”.
8. Phải thuộc lòng thông tin trên CV.
Đây là 1 phần của việc vì sao phải nói sự thật. Bạn sẽ có thể mắc sai lầm khi không nhớ mình đã…nói dối ở chỗ nào đó trong CV. Trong khi phỏng vấn (nếu có), nhà tuyển dụng có thể hỏi về mọi thứ trên CV. Bạn phải sẵn sàng trả lời, bổ xung, trao đổi lại về mọi thông tin bạn đã đưa vào CV.
Nhiều câu hỏi có thể liên quan đến sự trình bày thiếu nhất quán hoặc sai sót về thời gian (vô tình hay cố ý của bạn)…trong CV. Hãy thuộc lòng CV và sẵn sàng mọi câu trả lời về mọi câu hỏi.
9. Hình thức CV
Phải là định dạng file không sửa được. Nên là file pdf, tiện cho nhà tuyển dụng khi in ra.
Nên để thời gian cập nhật/tạo CV trên CV. Nhà tuyển dụng thấy được lần cuối cùng bạn bổ xung thông tin, chỉnh sửa là lúc nào. Đây cũng là thông tin cho chính bạn để quản lý thông tin về CV của mình.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s